Xung đột với Hậu Tấn Liêu Thái Tông

Mâu thuẫn ban đầu

Không lâu sau khi Thạch Trọng Quý nối ngôi, quan hệ giữa Liêu và Hậu Tấn trở nên tồi tệ, vì Thạch Trọng Quý nghe theo lời khuyên của Cảnh Diên Quảng và bác bỏ kiến nghị của Lý Tung, không dâng thệ biểu cho hoàng đế Khiết Đan mà đổi gọi là quốc thư bố cáo việc lên ngôi, nội dung thư bày tỏ việc quan hệ giữa hai bên là bình đẳng. Hơn thế nữa, trong thư ông ta không xưng "thần" mà xưng là "cháu". Liêu Thái Tông tức giận, quẳng thư xuống đất mà nói rằng, Tại sao lên ngôi rồi mà không báo cho Quả nhân biết trước? Thay mặt Thạch Trọng Quý, Cảnh Diên Quảng đáp lại Liêu Thái Tông với lời lẽ xấc xược, khiến ông càng tức giận. Sau đó Triệu Diên Hựu, Tiết độ sứ Lư Long của Liêu, muốn Liêu Thái Tông đánh Tấn và hi vọng sẽ được lập lên ngôi thay cho họ Thạch. Liêu Thái Tông bắt đầu suy tính đến việc đó.[26]

Trong khi đó, Diên Quảng tiếp tục gây căng thẳng khi bắt giữ đại sứ nước Liêu ở Khai PhongKiều Vinh và tịch biên những hàng hóa từ nước Liêu. Hơn thế nữa, các thương nhân nước Liêu lần lượt bị bắt giết. Cuối năm đó, Kiều Vinh được thả ra và đưa trở về Liêu quốc, Cảnh Diên Quảng bảo ông ta nhắn lại với Liêu đình như sau:[26]

Nói với chủ của nhà ngươi: tiên hoàng đế (chỉ Hấu Tấn Cao Tổ) là do Bắc triều (nhà Liêu) lập nên, nên ông ta phải xưng thần và dâng biểu cho các ngươi. Tân hoàng đế là do người Trung Nguyên lập nên. Lý do mà ngài phải phụ thuộc vào Bắc triều ta là do chưa quên liên minh của tiên hoàng đế vẫn còn ở đó. Nay chỉ xưng là cháu là quá đủ rồi; không có lý do gì phải xưng thần. Hoàng đế Bắc triều đừng nên nghe lời cám dỗ của Triệu Diên Hựu mà xâm phạm Trung Quốc. Các người đã nhìn thấy quân mã của Trung Quốc rồi. Nếu như hoàng tổ phụ tức giận, ông ta có thể đến đây và giao phong với chúng ta. Đứa cháu có 10 vạn thanh gươm nhọn để đợi ông ta. Nếu ông ta bị cháu nội của mình đánh bại, thì sẽ là trò cười cho thiên hạ. Đừng quên chuyện đó!

Vì Kiều Linh lo sợ Liêu Thái Tông sẽ trách phạt ông ta vì cớ làm mất hàng hóa của nước Liêu, nên yêu cầu Cảnh Diên Quảng viết lại những lời nói trên ra giấy. Diên Quảng sai người thư ký viết lại và đưa nó cho Kiều Vinh. Khi Kiều Vinh bẩm tấu lại, Liêu Thái Tông nổi cơn thịnh nộ, nhất quyết chinh phạt Hậu Tấn. Ông sai bắt giam sứ thần Trung Nguyên ở U châu và không chịu tiếp kiến họ. Mặc dù Tang Duy Hàn nhiều lần khuyên Hậu Tấn Xuất Đế nên thần phục nước Liêu để tránh cảnh chiến tranh, nhưng Cảnh Diên Quảng lại một mực chủ chiến.[26]

Mùa đông năm 943, Dương Quang Viễn, Tiết độ sứ Bình Lư[27] của nhà Hậu Tấn, đang có mẫu thuẫn với triều đình Hậu Tấn, và, dù ông ta chưa sẵn sàng khởi nghĩa, nhưng đã viết thư cho Liêu Thái Tông đề nghị phạt Tấn để trừng phạt những hành vi ngạo mạn của Thạch Trọng Quý. Liêu Thái Tông trao cho Triệu Diên Thọ 5 vạn quân từ Lư Long đến trấn Đại Đồng[28]) yêu cầu ông ta chỉ huy các chiến dịch công đánh Trung Nguyên, bảo rằng, "Nếu nhà ngươi chiếm được, ta sẽ phong cho làm hoàng đế." Ông cũng thường nói với bọn người Hán về Diên Thọ, "Hắn là chủ của các ngươi."[26]

Đánh Tấn

Mùa xuân năm 944, Liêu Thái Tông đặt chân vào lãnh thổ Tấn, dùng Triệu Diên ThọTriệu Diên Chiếu làm tiên phong. Quân Liêu nhanh chóng lấy được Bối Châu[29] và sau đó tiến đến gần Nghiệp Đô (鄴都), trị sở Thiên Hùng quân. Thạch Trọng Quý tìm đường nghị hòa, song sứ giả của ông ta không thể vượt qua được quân đội Liêu đang án ngữ để đến chỗ Liêu Thái Tông. Ông ta cũng cử các tướng ra tiền tuyến để đối phó với quân Liêu, chỉ huy là Cảnh Diên Quảng, bản thân Trọng Quý cũng quyết định thân chinh. Cánh quân thứ hai của Liêu, do Gia Luật An Đoan chỉ huy thẳng tiến đến Hà Đông, tuy nhiên bị quân của Tiết độ sứ Hà Đông Lưu Tri Viễn đẩy lùi. Tướng giữ Bác Châu[30] của Hậu TấnChu Nho bí mật liên lạc với Dương Quang Viễn, dâng Bối Châu hàng Liêu, và khuyến khích quân Liêu mau chóng vượt sông Hoàng Hà theo đường Mã Gia Khẩu (thuộc Liêu Thành), để hội quân với Quang Viễn. Cảnh Diên Quảng bị Tiết độ lưu hậu của Thiên Bình Nhan Khản thuyết phục rằng nếu quân Liêu vượt sông, sẽ là đại họa,[26] nên quân Hậu Tấn dàn trận ở Mã Gia Khẩu để ngăn chặn quân Liêu vượt sông, và họ đã thành công. Quân Liêu trong cơn giận dữ đã tàn sát những người Hán mà họ bắt được, dẫn đến việc dân chúng càng kháng cự quyết liệt. Cuối mùa năm 944, quân đội do hai vị hoàng đế chỉ huy giáp mặt nhau ở Nghiệp Đô, nhưng chưa chính thức giao chiến. Cuối cùng, quân Liêu rút đi và tiến hành cướp bóc khắp nơi ở bờ bắc Hoàng Hà. Dương Quang Viễn trong khi đó đưa quân từ thủ phủ Bình Lư là Thanh châu về phía tây để hội quân với người Liêu, nhưng khi ông ta đến nơi thì Liêu đã rút quân rồi. Thạch Trọng Quý bèn sai đại tướng Lý Thiệu Chân đi đánh Bình Lư, đến mùa đông năm 944, con trai của Quang Viễn là Dương Thừa Huân bắt giam cha ông ta và đầu hàng quân Tấn (Quang Viễn sau đó bị bí mật thủ tiêu theo lệnh của Hậu Tấn Xuất Đế).[31]

Mùa đông năm 944, Liêu Thái Tông một lần nữa dẫn binh nam họ, lấy Triệu Diên Thọ làm tiên phong. Thạch Trọng Quý có ý thân chinh, nhưng bỗng nhiên ngã bệnh. Ông ta cử các tướng quân chặn đánh quân Liêu, tuy nhiên vì họ lo sợ lực lượng hùng hậu và thiện chiến của Liêu, nên lại lui về giữ Nghiệp Đô, để cho quân Liêu có cơ hội thẳng tiến đến Nghiệp Đô mà không gặp trở ngại gì. Tuy nhiên, sau khi cướp bóc một hồi, quân Liêu rút đi vào mùa xuân năm 945. Sau cuộc tấn công đó, Tấn Xuất Đế sai Đỗ Uy (tức Đỗ Trọng Uy, vì kiêng húy Thạch Trọng Quý nên đổi tên) và Lý Thiệu Chân dẫn quân theo truy kích. Họ tiến vào lãnh thổ của Liêu, chiếm đất hai châu Kỳ, Thái (nay đều thuộc Bảo Định), nhưng sau đó được tin quân Liêu đã quay trở lại và sẵn sàng đối đầu với họ. Họ tìm cách thối lui, nhưng cuối cùng bị vây ở Dương Thành.[32] Đỗ Uy hoảng sợ và giao chiến với quân Liêu một cách miễn cưỡng, nhưng các tướng khác như Dược Nguyên PhúcHoàng Phủ Ngộ chống trả quyết liệt và đánh bại quân Liêu. Quân Liêu hoảng sợ bỏ chạy; mãi sau Liêu Thái Tông mới có thể tập hợp tàn quân ở U Châu, ông bỏ tù các tướng tham gia chiến dịch đó, chỉ có Triệu Diên Thọ là không bị phạt.[31]

Vào thời điểm đó, quân Liêu không ngừng gây chiến ở vùng biên giới với Hậu Tấn và quân Hậu Tấn phải chống đỡ rất vất vả, vùng bờ bắc Hoàng Hà khói bếp tiêu điều lạnh lẽo. Về phía Liêu cũng chịu nhiều tổn thất về người và súc vật trong chiến dịch, và người Khiết Đan đã tỏ ra chán ngán. Thuật Luật thái hậu tìm cách khuyên giải Liêu Thái Tông nên nghị hòa với Hậu Tấn. Trong khi đó, Tang Duy Hàn, lúc này đã thay thế Cảnh Diên Quảng, cũng khuyên Hậu Tấn Xuất Đế nên nghị hòa. Mùa hạ năm 945, Hậu Tấn Xuất Đế phái Trương Huy đến Liêu đình tạ lỗi. Liêu Thái Tông đáp rằng: Đưa Tang Duy HànCảnh Diên Quảng tới yết kiến bọn ta, cắt hai vùng Trấn (tức Thành Đức, vì thủ phủ của Thành Đức là Trấn Châu, lúc này Thành Đức đổi tên là Thuận Quốc), Định (tức Nghĩa Vũ, vì Định Châu là thủ phủ của Nghĩa Vũ) cho ta, thì có thể nghị hòa. Tấn Xuất Đế cảm thấy đây là một sự sỉ nhục, và lại tuyệt giao với Liêu.[31] Ông ta cũng tìm cách liên minh với Cao Ly Thái Tổ cùng nhau kháng Liêu, nhưng sau đó nhận thấy Cao Ly không đủ lực lượng để chống Liêu, nên từ bỏ ý định.[33]

Tiêu diệt Hậu Tấn

Năm 946, có tin đồn rằng Triệu Diên Thọ đang tính kế đào tẩu sau Hậu Tấn. Các tể tướng của Hậu TấnLý TungPhùng Ngọc. Họ sai Đỗ Uy viết thư thuyết phục Diên Thọ quy phục nam triều, và cử Triệu Hành Thực, người trước kia từng phục vụ dưới trướng Triệu Diên Thọ, làm người đưa thư. Triệu Diên Thọ, nghĩ ra kế dụ người Tấn vào một cái bẫy, viết thư đáp lại, Tôi bôn ba nơi xứ khác đã nhiều năm, cũng muốn trở về Trung Quốc. Mong các vị đưa quân đến hỗ trợ, tôi sẽ theo về. Sau đó, theo lệnh của Liêu Thái Tông, tướng giữ Doanh Châu của Liêu là Lưu Diên Tộ đem đất đai trong châu hàng Tấn. Thạch Trọng Quý sai Đỗ UyLý Thiệu Chân dẫn quân bắc phạt, nêu khẩu hiệu thu phục lại các châu quận trước kia đã dâng cho Liêu, thậm chí là diệt Liêu. Tuy nhiên giữ lúc quân Tấn đang hừng hực khí thế bắc phạt thì gặp phải đội quân Liêu do đích thân Liêu Thái Tông chỉ huy. Quân Liêu bao vây quân Hậu Tấn tại cầu Trung Độ.[34] Liêu Thái Tông hứa hẹn sẽ phong cho Đỗ Uy làm hoàng đế nếu ông ta đầu hàng, thế là hai tướng bên Tấn đầu hàng. Liêu Thái Tông sai Triệu Diên Thọ úy lạp quân Tấn và nói với ông ta rằng quân Tấn bây giờ là của ông ta, và sau đó chuẩn bị nam xâm. Hầu như toàn bộ lực lượng Tấn đã đi theo Đỗ Uy và Lý Thiệu Chân trong chiến dịch này, vì thế sau khi hai tướng đầu hàng, cả Trung Nguyên như trống không. Kinh thành Đại Lương của Tấn không còn khả năng tự vệ, Tấn Xuất Đế buộc phải đầu hàng, kết thúc triều Hậu Tấn. Liêu Thái Tông ca khải hoàn vào Đại Lương.[33]